CẢM ƠN BẠN VÀO THĂM BLOG VENUS. MỜI BẠN XEM VIDEO.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

BIẾT ƠN!
Lời đầu tiên cháu xin gửi tới cô Hoàn lòng biết ơn với lời cám ơn cô vì đã giúp cháu thành lập Blog Venus để giao lưu, chia sẻ, ... với cộng đồng blog. Khi biết cháu không biết cách lập blog mới, cô đã sẵn sàng chia sẻ để giúp đỡ cháu!
Một lần nữa, cháu xin cám ơn cô, chúc cô và các cô chú bạn bè của cô luôn mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc, ...
Cháu xin cám ơn ạ!

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

- WELCOME TO MY PAGE!!

Tôi mới lập BLOG để có điều kiện giao lưu chia sẻ cùng bạn bè gần xa. Xin mời các bạn vào thăm blog VENUS của tôi.



 CẢM ƠN VÀ CHÚC CÁC BẠN VUI VẺ HẠNH PHÚC
 !


 Khái niệm văn minh, văn hóa
_ Văn minh (cilivisation): là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người. Văn minh là đỉnh cao của sự phát triển văn hóa. Trái với văn minh là dã man.
   Vd: văn minh Trung Quốc, văn minh Hy Lạp, văn minh Ấn Độ…
_ Nguồn gốc của từ “văn minh”:
   + Phương Tây: từ “văn minh” có nguồn gốc từ xa xưa. Thời cổ đại nó là từ “civitas” (nghĩa là: giáo hóa, giáo dục), ở La Mã (thế kỷ V TCN) nó là từ “civitus” (lối sống của thị dân_lối sống có giáo dục, pháp luật, đạo đức…). Đến cuối thế kỷ XVIII, nó xuất hiện trong cuốn “Bách khoa toàn thư” (Encyclopedia, Diderot chủ biên, khoảng 1755_1775), từ này còn được gọi với cái tên : cilivisation (trạng thái xã hội có nhà nước, có giáo dục, văn chương…). Đầu thế kỷ XX thì văn minh mới được định nghĩa lại.
   + Phương Đông: từ “văn minh” xuất hiện vào thời Tây Hán và nó có nghĩa là “những tia sáng phát ra các giá trị nhân bản, nhân văn của con người ( văn: đẹp đẽ; minh: sáng). Đến thời nhà Thanh, trong sách “Đại Thanh thực lục”, người ta định nghĩa “văn minh” là “tia sáng phát ra từ đạo đức, điển chương, lễ nhạc…


_ Văn hóa  (culture): là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử nhằm phục vụ lợi ích của mình.
·        Thông thường, người ta hiểu văn hóa theo hai nghĩa:

+ Nghĩa hẹp: cách ứng xử, cách sống, suy rộng ra là trình độ về kiến thức, văn hóa.
+ Nghĩa rộng: văn hóa là toàn bộ những gì thuộc về con người, đó là các sinh hoạt vật chất (công cụ, nhà ở, trang phục…), hoặc sinh hoạt tinh thần (nếp sống, tư tưởng, phong tục tập quán, lễ hội…, ví dụ như cồng chiên Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế…).

2.     So sánh văn minh, văn hóa:

·        Giống: đều chi những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
·        Khác:

Tiêu chí
Văn minh
Văn hóa
Sự ra đời (tính lịch sử)
Ra đời từ khi xuất hiện nhà nước (cách đây 5000 năm), lúc đó văn hóa đã phát triển cao.
Ra đời từ khi con người xuất hiện, tồn tại mãi với con người.
Trình độ phát triển
Gắn với toàn nhân loại.
Gắn liền với tộc người, một số quốc gia, vùng lãnh thổ...
Đặc điểm (thuộc tính)
Gắn với các yếu tố vật chất_kỹ thuật, mang tính quốc tế, dễ phổ biến, dễ lan truyền. Những gì thuộc về tiện dụng là văn minh.
Gắn liền với cộng đồng, mang tính nhân văn, tính dân tộc và tồn tại bền vững. Cái gì là hay, là đẹp đều là văn hóa.

·        Các tiêu chí để đạt tới văn minh:
+ Kinh tế sản xuất (nông nghiệp, chăn nuôi, thương nghiệp…) phát triển mạnh.
+ Bộ máy quản lý xã hội (nhà nước) ổn định, các giai cấp không tiêu diệt nhau.
+ Ngôn ngữ: là hệ thống ký hiệu dùng để giao tiếp => thống nhất toàn diện.
+ Các thành tựu văn hóa, kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo… phát triển rực rỡ.

_ Văn hiến (văn: vẻ đẹp; hiến: hiền tài): là thuật ngữ chung chỉ sử sách và các chế độ chính sách. Từ này ( cùng với từ “văn vật”) xuất hiện ở Việt Nam vào thời Trần_ Lê. Ví dụ chính sách “ngụ binh ư nông”. “vườn không nhà trống”, các bộ luật như luật Hồng Đức (1483), luật Trinh Quán (thời Đường_ Trung Quốc), luật Manu (Ấn Độ)…
_ Văn vật (vật là vật chất, di tích) là thuật ngữ chỉ các di sản văn hóa bao gồm các di tích, gắn liền với vật chất.